Tại sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh?

Tại sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh?

Hiện nay, nhà thông minh ở Việt Nam đang khá phổ biến, các thiết bị hay hệ thống nhà thông minh cực kỳ nhiều, đa dạng về mẫu mã cũng như sản phẩm và cực kỳ phong phú về tính năng. Thế nhưng, không phải cũng có thể am hiểu hết các hệ thống nhà thông minh mang lại, dẫn đến việc lựa chọn sai hoặc không thực sự tối ưu cho ngôi nhà của mình.

Để giáp đáp các tính năng cũng như hệ thống nhà thông minh phổ biến nhất hiện nay, cùng mình tìm hiểu thêm về lý do tại sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh để từ đó hiểu được giá trị mà nó mang lại như thế nào nhé!

Cách vận hành của thiết bị nhà thông minh không dây

Để có thể hiểu đơn giản, thiết bị nhà thông minh không dây là những thiết bị có khả năng truyền thông tin hoặc giao tiếp với nhau thông qua sóng không dây. Một số sóng không dây phổ biến hiện nay đó là Wifi, Bluetooth, Z-wave, Zigbee…

Tùy thuộc vào từng thương hiệu sẽ có những thiết bị không dây khác nhau, sử dụng bộ điều khiển trung tâm riêng (hay còn gọi là hub), hoặc có các server xử lý dữ liệu và điều khiển các thiết bị một cách riêng biệt.

Các server này vận hành như một khu vực để lưu trữ dữ liệu, thông tin được truyền tải về, nhiệm vụ của server đó là nhận lệnh và điều khiển các hệ thống nhà thông minh.

cách vận hành của thiết bị nhà thông minh không dây

Cách vận hành của các thiết bị nhà thông minh không dây

Thêm vào đó, Internet là thứ không thể thiếu đối với các thiết bị thông minh không dây. Mục đích chính mà các thiết bị thông minh dùng đến Internet đó là:

  • Truyền tải dữ liệu: Internet là thứ khá quan trọng để truyền tải dữ liệu một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với một số thiết bị thông minh có khả năng điều khiển cục bộ, Internet thực sự không cần thiết, nhưng vẫn cần cho hub sử dụng để cập nhật phần mềm
  • Điều khiển thiết bị từ xa: Internet giúp người dùng điều khiển thiết bị từ xa khi đã vắng nhà nhưng cần theo dõi hay quản lý hệ thống nhà thông minh ngay lập tức.

Xem thêm: Hệ thống nhà thông minh (Smarthome) gồm có những gì?

Sự khác nhau giữa hệ thống điều khiển nhà thông minh cục bộ và không cục bộ

Hệ thống điều khiển nhà thông minh không cục bộ

Thông thường, quá trình hoạt động và vận hành của các hệ thống nhà thông minh có sử dụng nền tảng nhà thông minh riêng biệt (ví dụ như Tuya, Smart Life…) sẽ trải qua như sau:

  • Giai đoạn 1: Khi người dùng ra lệnh, dữ liệu được truyền từ ứng dụng trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng… đến modem mạng thông qua sóng Wifi.
  • Giai đoạn 2: Dữ liệu được truyền vào Internet và đi đến khu vực lưu trữ trung tâm (Cloud) hay máy chủ của các nền tảng nhà thông minh (Tuya, Smart Life…).
  • Giai đoạn 3: Cloud sẽ nhận thông tin và truyền dữ liệu xuống các server của các thiết bị con (đèn thông minh, camera, loa thông minh…)
  • Giai đoạn 4: Các server con sẽ tiếp tục nhận dữ liệu và truyền thông tin xuống và điều khiển các thiết bị con tương ứng.

Quá trình này gọi là điều khiển các hệ thống nhà thông minh không cục bộ, đây cũng là phương pháp mà người dùng có thể điều khiển các thiết bị nhà thông minh thông qua Internet khi vắng nhà.

sự khác nhau giữa hệ thống điều khiển cục bộ và không cục bộ

Những điểm khác nhau giữa điều khiển cục bộ và không cục bộ

Hệ thống điều khiển nhà thông minh cục bộ

Đây được xem là bước tiến bộ của công nghệ khi người dùng có thể điều khiển các thiết bị trong nhà mà không cần sử dụng đến Internet, con người sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều vào chúng.

Hệ thống nhà thông minh này cũng sẽ cần đến bộ trung tâm điều khiển, nó đóng vai trò là một trung tâm xử lý, truyền tải thông tin và điều khiển các thiết bị con trong hệ thống. Không những thế, hệ thống nhà thông minh cục bộ cũng đóng vai trò mã hóa ngôn ngữ cho các thiết bị con, từ đó đẩy thông tin lên server của máy chủ để phòng hờ trường hợp người dùng muốn điều khiển các thiết bị từ xa.

Quy trình hoạt động của hệ thống điều khiển nhà thông minh cục bộ được diễn tả như sau:

  • Giai đoạn 1: Khi người dùng ra lệnh, dữ liệu được truyền từ ứng dụng trên các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng… đến hub nội bộ thông qua sóng Wifi.
  • Giai đoạn 2: Hub nội bộ sẽ nhận thông tin và truyền dữ liệu đến bộ trung tâm điều khiển của các thiết bị con bằng sóng Wifi.
  • Giai đoạn 3: Bộ trung tâm điều khiển sẽ nhận thông tin và mã hóa ngôn ngữ, sau đó sẽ truyền dữ liệu xuống và điều khiển các thiết bị con trong hệ thống nhà thông minh tương ứng.

Đây là quá trình điều khiển các thiết bị nhà thông minh tại nhà, có nghĩa là các bạn đang ở nhà và có kết nối với mạng Wifi. Nếu không có Internet thì các bạn vẫn có khả năng điều khiển được các thiết bị.

Xem thêm: Top 5 sản phẩm nhà thông minh được ưa chuộng và hiện đại nhất

Những hạn chế của hệ thống điều khiển nhà thông minh không cục bộ

những hạn chế của hệ thống điều khiển nhà thông minh không cục bộ

Những mặt hạn chế của điều khiển không cục bộ

Từ những cái nhìn tổng quan trên, có thể nhận thấy rằng có những hạn chế mà hệ thống điều khiển không cục bộ ảnh hưởng đến người dùng như thế nào so với hệ thống nhà thông minh điều khiển cục bộ. Những hạn chế có thể kể đến đó là:

  • Phản hồi chậm: Việc các thiết bị nhà thông minh phải truyền dữ liệu đi qua quá nhiều bước để nhận lệnh ảnh hưởng khá nhiều đến độ phản hồi của thiết bị đó. Trường hợp của đèn thông minh có tích hợp cảm biến chuyển động, nếu nó cần truyền đi qua quá nhiều khu thì nó có thể mất 4-5 giây mới có thể bật đèn khi có người đi qua.
  • Phụ thuộc quá nhiều vào Internet: Các hệ thống nhà thông minh thường phải truyền dữ liệu lên server liên tục, nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến đường truyền internet, nếu mạng bị yếu thì tốc độ truyền cũng ảnh hưởng, hoặc nếu mất mạng, các thiết bị cũng không thể điều khiển được.
  • Vấn đề bảo mật bị tác động: Truyền dữ liệu lên các server đôi khi gây ra một số lỗi nhỏ như mất dữ liệu, ảnh hưởng khá lớn nhưng người dùng không hình dung ra. Điều này có thể bị lợi dụng bởi kẻ xấu thông qua lỗ hổng từ dữ liệu bị mất đó.

Đối với hệ thống nhà thông minh điều khiển cục bộ, nó đã khắc phục rất tốt các hạn chế kể trên, nó có bộ trung tâm điều khiển tối ưu hơn khi nhận lệnh từ người dùng và phát lại lệnh một cách chính xác nhưng không cần thông qua internet, tạo ra trải nghiệm tốt nhất đến người dùng nhà thông minh.

Lời kết

Trên đây là cách vận hành, so sánh sự khác nhau giữa hệ thống nhà thông minh điều khiển cục bộ và không cục bộ và những hạn chế của việc điều khiển các thiết bị thông qua internet. Hy vọng, qua bài viết này của OLLI, các bạn đã biết được tại sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh, từ đó cho mình cái nhìn tổng quan về hệ thống nhà thông minh được điều khiển ra sao nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Mua ngay
article