Nhà thông minh là gì? Ưu và nhược điểm của Smart Home

Nhà thông minh là gì? Ưu và nhược điểm của Smart Home

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, kéo theo đó là những tiện ích dành cho người dùng cũng tăng cao, điển hình là các thiết bị nhà thông minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu và sử dụng nó một cách hiệu quả, vấn đề của một ngôi nhà thông minh không chỉ vỏn vẹn nằm ở thiết bị, mà còn là cấu trúc bên trong của ngôi nhà nữa.

Để hiểu thêm về nhà thông minh, OLLI sẽ nêu khái niệm nhà thông minh là gì, sau đó là các ưu điểm và nhược điểm có trên nhà thông minh để các bạn nắm rõ nhé!

Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh (hay còn gọi là Smart home) là nhà được lắp các thiết bị điện, điện tử có khả năng điều khiển thông qua các điều khiển tự động hóa hoặc bán tự động hay qua các ứng dụng của các nhà cung ứng thiết bị. Nó giúp con người trong việc thực hiện một số tác vụ hoặc một số thao tác điều khiển và quản lý.

Các thiết bị nhà thông minh này giao tiếp với người dùng thông qua một bảng điện tử được gắn trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, giao diện web hay là máy tính bảng.

nhà thông minh là gì

Nhà thông minh là gì?

Nhờ được ứng dụng các công nghệ như IoT, điện thoại thông minh, hồng ngoại, đám mây… mà nhà thông minh có thể giúp các bạn các công việc trong nhà một cách tự động. Với nhà thông minh, nó sẽ làm giảm khối lượng công việc cho các bạn, giúp các bạn làm chủ được công nghệ để biến cuộc sống của các bạn thoải mái hơn.

Đối với Smart home, mọi thiết bị trong nhà đều được kiểm soát bằng các thiết bị điện tử, chúng sẽ có cách kết nối hay giao tiếp riêng để có thể hiểu nhau như sóng hồng ngoại, Bluetooth, sóng siêu âm, wifi… và các bạn sẽ điều khiển chúng thông qua smartphone hay thậm chí là bằng giọng nói.

Nhà thông minh và thiết bị nhà thông minh

Hiện nay, thị trường nhà thông minh đang được rất nhiều thương hiệu để mắt đến, đặc biệt là các ông lớn trên thế giới.  Công nghệ làm nên các thiết bị nhà thông minh cũng đa dạng và có tính bao phủ để phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Các thương hiệu nổi bật mà mình nói đến đó là:

Hệ thống nhà thông minh Google Home

Hệ thống nhà thông minh Google Home được phát triển bởi tập đoàn Google, nó cho phép người dùng điều khiển các thiết bị trong nhà bằng giọng nói thông qua loa thông minh Google Home. Trong đó, trợ lý ảo Google Assistant là yếu tố chính để quản lý các thiết bị nhà thông minh của họ.

Các thiết bị nhà thông minh mà Google cung cấp cho người dùng đó là loa thông minh Google Home, Google Home Mini, Google Home Max và Google Nest Hub.

Xem thêm: Các yếu tố điển hình để tạo nên một ngôi nhà thông minh

Hệ thống nhà thông minh Apple Home Kit

Hệ thống nhà thông minh Apple Home Kit tập hợp nhiều thiết bị ứng dụng cho smarthome với một giao thức riêng. Các thiết bị này cũng được điều khiển bằng giọng nói thông qua trợ lý ảo Siri. Tuy nhiên, thiết bị nhà thông minh của Apple chỉ được sử dụng cho nền tảng iOS, như là Apple Watch, iPad hay iPhone, những nền tảng khác sẽ không thể điều khiển được.

nhà thông minh và thiết bị nhà thông minh

Những hệ thống nhà thông minh nổi bật tại Việt Nam

Hệ thống nhà thông minh BKAV

Nếu nói đến công nghệ vượt trội thì phải kể đến hệ thống nhà thông minh BKAV, đây được xem là hệ thống nhà thông minh thế hệ mới nhất trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

BKAV cho phép người dùng kết nối tất cả các thiết bị thông minh thông qua một hệ thống mạng nhất định. Các thiết bị có thể kể đến như camera, đèn chiếu sáng, điều hòa, TV, rèm cửa, hệ thống tưới cây… Khác với Google và Apple, các thiết bị của BKAV được điều khiển thông qua smarthome, thiết bị gắn trên tường hoặc máy tính bảng.

Hệ thống nhà thông minh Tuya

Tại Việt Nam, hệ thống nhà thông minh Tuya cũng được khá nhiều người ưa chuộng và tin dùng vì thiết bị đa dạng cũng như cách sử dụng khá dễ. Một số các thiết bị thông minh nổi bật như cảm biến thông minh, công tắc cảm ứng điều khiển wifi, camera thông minh…

Với Tuya, có ba cách để điều khiển các thiết bị nhà thông minh, điều khiển bằng giọng nói, các phím cảm ứng trên các thiết bị thông minh và điều khiển thông qua app Tuya Smart để có thể điều khiển các thiết bị từ xa và quản lý chúng một cách dễ dàng.

Nhà thông minh bắt nguồn từ đâu?

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Mỹ, nhà thông minh được bắt nguồn từ một bộ phim viễn tưởng chiếu vào năm 1999 có tên là “Smart House”. Nội dung bộ phim xoay quanh cậu bé 13 tuổi giành được giải thưởng trong một cuộc thi về “ngôi nhà của tương lai” cùng với cô giúp việc mang tên PAT.

Trợ lý PAT cực kỳ giỏi trong việc quản lý các công việc trong gia đình và giữ mọi thứ một cách trật tự. Tới khi cha của cậu bé bắt đầu quen với một người phụ nữ khác thì cậu bé cũng đã tinh chỉnh lại PAT để khiến nó giống như một người mẹ hơn. Hàm ý của cậu đó chính là ngôi nhà của mình không cần thêm một người phụ nữ nào khác nữa.

Nhà thông minh bắt nguồn từ đâu

Sự bắt nguồn ý tưởng của nhà thông minh

Nhưng cho đến cuối bộ phim, thì cậu cũng có 2 người mẹ, một người mẹ kế và một người mẹ là nhà thông minh.

Ngày nay, với công nghệ phát triển vượt bậc, nhà thông minh đã trở thành sự thật áp dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ tân tiến và các bạn có thể dễ dàng sở hữu một ngôi nhà thông minh sau khi đã tìm hiểu kỹ càng về các thiết bị cũng như cách giao tiếp với chúng hiệu quả.

Xem thêm: Trợ lý ảo điều khiển nhà thông minh là gì?

Làm nhà thông minh cần bao nhiêu tiền?

Thông thường, chi phí để lắp đặt hệ thống nhà thông minh tùy thuộc rất nhiều vào quyết định của người sử dụng, điển hình như là các bạn muốn sử dụng bao nhiêu hệ thống? Các tính năng mà các bạn đang cần là những tính năng nào? Các bạn chọn các sản phẩm tối giản hay hiện đại?...

Khi các bạn đã xác định được nhu cầu thì sẽ dễ dàng hơn trong việc dự đoán chi phí. Khi đó, việc triển khai thi công xây dựng nhà thông minh sẽ được thực hiện, nếu các bạn là người có chuyên môn thì có thể áp dụng thi công lắp đặt để tiết kiệm chi phí hơn.

Làm nhà thông minh cần bao nhiêu

Chi phí cho việc thi công nhà thông minh là bao nhiêu?

Nhưng, khi thi công lắp đặt thiết bị nhà thông minh, các bạn nên lựa chọn các đơn vị uy tín và đảm bảo về mặt chất lượng lẫn thiết kế. Đồng thời, các bạn cũng nên chọn đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt trọn gói để giảm tối đa chi phí.

Đối với các bạn mới tìm hiểu về nhà thông minh thì mình khuyên các bạn nên chọn các sản phẩm có các tính năng đơn giản, dễ sử dụng. Sau đó, tùy thuộc vào nhu cầu của các bạn mà có thể dần dần nâng cấp , mở rộng hệ thống nhà thông minh cho riêng mình.

Nhà thông minh có chức năng gì đặc biệt?

Đối với nhà thông minh hay bất kỳ các thiết bị nhà thông minh nào khác, mọi thứ đều có các chức năng riêng biệt. Vậy cụ thể thì nhà thông minh có những chức năng nào? Đó là:

1. Tiết kiệm năng lượng

Khi các bạn quên tắt các thiết bị điện, các thiết bị nhà thông minh sẽ giúp các bạn tiết kiệm khá nhiều tiền vì nó sẽ tự động ngắt hoặc cảnh báo tới cho các bạn những thiết bị nào đang sử dụng quá lâu, như vậy sẽ có ít khả năng các bạn chi trả thêm tiền vào phần năng lượng bị hao hụt.

2. Ánh sáng thông minh

  • Hệ thống ánh sáng thông minh luôn là điểm nhấn khi dùng Smart Home. Ánh sáng thông minh sẽ giúp các bạn khá nhiều trong cuộc sống, điển hình như:
  • Bật/tắt đèn ngay từ điện thoại của các bạn cho dù các bạn đang đi nghỉ dưỡng ở bất cứ đâu, miễn là điện thoại có kết nối mạng.
  • Lên lịch, hẹn giờ hoạt động cho các bóng đèn trong nhà. Các bạn sẽ không phải đi bật từng bóng đèn khi trời tối và tắt chúng vào mỗi buổi sáng. Các bạn có thể cài đặt chúng một cách tự động.
  • Điều khiển đèn bằng giọng nói với các phần mềm trợ lý ảo thông minh. Chỉ với một câu lệnh của các bạn, tất cả hệ thống đèn trong nhà đều sẽ được bật hoặc tăng, giảm độ sáng theo ý muốn một cách cực kỳ dễ dàng.
  • Kết hợp dễ dàng cùng các phụ kiện thông minh khác. Mở cửa đèn tự động bật hay đèn tự sáng khi có người đi ngang qua các khu vực hành lang… Tất cả đều có thể chỉ với các cảm biến thông minh được gắn xung quanh.

3. Đảm bảo an ninh

Sử dụng các thiết bị an ninh và camera thông minh để bảo vệ căn nhà của các bạn một cách an toàn nhất. Những camera chất lượng cao thường kết nối trực tiếp với điện thoại của các bạn, đảm bảo hình ảnh luôn được hiển thị rõ nét và thông báo tới cho các bạn những chuyển động bất thường trong nhà.

Không giống như các camera thông thường, camera thông minh có tích hợp cảm biến chuyển động, cho ra hình ảnh rõ nét full HD tới 1080p. Cùng với đó là cảm biến hồng ngoại ban đêm khá rõ nét, có thể sử dụng không dây, chống chịu được nước và nhiệt độ cao.

nhà thông minh có chức năng gì đặc biệt

Các chức năng nổi bật có trên nhà thông minh

4. Điều khiển các thiết bị bằng giọng nói

Nhà thông minh còn có chức năng vô cùng đặc biệt mà người dùng thích nhất đó là điều khiển bằng giọng nói. Đây là một tính năng rất được yêu thích bởi chúng cho phép các bạn điều khiển, kiểm soát tất cả các thiết bị thông minh trong gia đình bằng giọng nói.

Chỉ với một thiết bị có trợ lý ảo như các loại loa thông minh, bạn có thể điều khiển mọi thứ trong nhà của các bạn cho dù ở bất cứ nơi đâu, dù đi công tác hay du lịch nghĩ dưỡng… Trợ lý ảo phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như Siri, Maika, Google Assistant, Amazon Alexa.

Xem thêm: Top các loại loa thông minh tốt nhất ở Việt Nam hiện nay

5. Điều hòa thông minh

Hệ thống điều hòa nhà của các bạn có thể trở nên thông minh hơn mà không cần phải lắp đặt quá phức tạp hay tu sửa thêm. Chỉ với một thiết bị hồng ngoại không dây, các bạn có thể điều khiển máy lạnh từ điện thoại của mình.

Các thiết bị này khá đa dạng về mẫu mã, nhưng nhìn chung, các chức năng của nó cũng không quá khác biệt. Cụ thể như:

  • Các bạn có thể điều khiển Bật/Tắt máy lạnh, quạt thông qua điện thoại khi vắng nhà.
  • Kiểm tra tình trạng, nhiệt độ của các máy lạnh ở thời gian thực từ xa.
  • Tự động bật điều hòa khi nhiệt độ lên cao hoặc tăng nhiệt độ khi trời trở lạnh với các cảm biến nhiệt độ.
  • Điều khiển bằng giọng nói với Maika, Google Assistant, Alexa và Siri.

6. Hệ thống rèm cửa tự động

Hệ thống điều khiển rèm cửa, cửa sổ, cửa ra vào cũng được tích hợp trong hệ thống nhà thông minh. Với hệ thống điều khiển này, các bạn chỉ cần ngồi tại chỗ mà vẫn có thể điều khiển hệ thống rèm rửa, cửa cuốn… thông qua một cái chạm. Đồng thời, các bạn cũng có thể thiết lập ngữ cảnh cho rèm cửa như hạ xuống vào lúc 22h và mở lên vào lúc 7h sáng. Hay là, điều khiển mở rèm bằng giọng nói với loa thông minh.

Nhà thông minh hoạt động như thế nào?

Hiện nay, ngày càng nhiều người đi tìm hiểu quy trình xây dựng nhà thông minh Smart home. Tuy nhiên, nếu các bạn đang có nhu cầu thì trước tiên hãy nắm bắt nguyên lý hoạt động của Smarthome là gì nhé!

Tiêu chuẩn Internet Protocol (IP) là điều đầu tiên mà các bạn nên ghi nhớ. Đây là phương pháp kết nối của hệ thống trên nhiều thiết bị điện tử được sử dụng trong nhà thông minh. Theo đó, hệ thống thiết bị nhà thông minh sẽ được kết nối chung với bộ điều khiển trung tâm.

nhà thông minh hoạt động như thế nào

Cách thức hoạt động của nhà thông minh

Ngoài ra, hệ thống Smarthome sẽ luôn có công nghệ cảm biến, bởi vì hệ thống nhà thông minh sẽ không kết nối với hệ thống mạng một cách trực tiếp. Thay vào đó, cảm biến được trang bị sẽ cập nhật một cách tự động. Đồng thời, cảm biến sẽ đo lường sự biến đổi, chuyển hóa tín hiệu điện và gửi dữ liệu tới trung tâm điều khiển thông qua sóng RF.

Một khi trung tâm điều khiển thu thập được dữ liệu thông tin thì sẽ bắt đầu phân tích, từ đó tìm ra mẫu số chung để đảm bảo hệ thống thiết bị làm việc thông minh hơn. Hệ thống này sẽ hoạt động thông qua điện toán đám mây, chính vì thế thông tin truyền tải luôn chính xác. Điều này đồng nghĩa với việc nhà thông minh sẽ hoạt động hiệu quả, chính xác nhất.

Ưu điểm và nhược điểm của nhà thông minh

ưu và nhược điểm của nhà thông minh

Những ưu và nhược điểm cần biết trên nhà thông minh

Ưu điểm:

  • Theo dõi, quản lý tốt các thiết bị tại gia khi vắng nhà.
  • Quan sát được các thành viên trong nhà, đặc biệt là người cao tuổi.
  • Thích ứng tốt với người dùng, thay đổi và hiểu được người dùng muốn gì thông qua các câu lệnh.
  • Nâng cao hiệu suất sử dụng các thiết bị, tự động ghi nhớ khoảng thời gian làm việc của các thiết bị, giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên và năng lượng tiêu hao.

Nhược điểm:

  • Sự phức tạp về công nghệ, thao tác sử dụng và cảm nhận dành cho người mới biết đến nhà thông minh.
  • An ninh nhà thông minh chưa thực sự bảo mật, gây mất sự an tâm đối với người dùng.
  • Dữ liệu riêng tư của người dùng không thực sự đảm bảo như các nhà sản xuất cam kết, gây mất lòng tin từ phía người dùng.

Kết luận

Như vậy, mình đã tổng hợp kha khá thông tin về nhà thông minh cũng như những ưu điểm và khuyết điểm của nó khi các bạn đang tìm hiểu chúng. Hy vọng, qua bài viết này, các bạn có thể hiểu và hình dung được nhà thông minh là gì và những lợi ích mà nó mang lại cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhé!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Annett 28/01/2024

Hey there! This is my 1st comment her so I just wanted to give a quicxk shout out and say I really enjoy
reading your posts. Can you recommend any other blogs/websites/forums that cover
the same subjects? Appreciate it!

Also visut my webpage; https://sites.google.com/view/casino-vavada

OgRSPvn 14/12/2023

Manage pregnancy buy generic cialis online safely The safety of hydroquinone a dermatologist s response to the 2006 Federal Register
back to top
Mua ngay
article