Top phần mềm trợ lý ảo thông minh phổ biến nhất hiện nay

Top phần mềm trợ lý ảo thông minh phổ biến nhất hiện nay

Trước năm 2000, thật khó để có thể quên trợ lý Clippy mỗi khi mở tập tài liệu mới trên Microsoft Office. Vào thời đó, nó đã giúp cho các bạn hiểu được các chức năng thú vị có trong ứng dụng trên bộ phần mềm của Microsoft.

Sau năm 2000, trợ lý này đã thực sự biến mất, nhưng một thập kỷ sau đó, nó đã được thay thế bằng trợ lý cá nhân thế hệ mới – những trợ lý ảo dựa trên AI. Trong bài viết này, mời bạn đọc hãy cùng OLLI hiểu rõ định nghĩa về phần mềm trợ lý ảo và những trợ lý ảo phổ biến nhất hiện nay nhé!

Phần mềm trợ lý ảo là gì?

Thực ra, phần mềm trợ lý ảo cũng khá giống với khái niệm trợ lý ảo là gì. Nó là một chương trình ứng dụng có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên khi ra lệnh bằng giọng nói và hoàn thành các yêu cầu đó để hỗ trợ người dùng.

Hiện nay, các phần mềm trợ lý ảo đang có mặt hầu hết trên các thiết bị di động và máy tính bảng, các máy vi tính… thậm chí nó còn được tích hợp trên các thiết bị độc lập như loa thông minh OLLI Maika, Google Home, Alexa, …

phần mềm trợ lý ảo là gì

Phần mềm trợ lý ảo là gì?

Chúng được kết hợp với các chip máy tính chuyên dụng, micro, phần mềm nghe các lệnh thoại cụ thể từ người dùng và trả lời lại bằng giọng nói mà người dùng có thể tự thiết lập riêng cho mình.

Các thiết bị và công nghệ của trợ lý ảo

Các phần mềm trợ lý ảo thường là các chương trình dựa trên đám mây, có yêu cầu các thiết bị/ ứng dụng có kết nối với internet để hoạt động. Ví dụ như Maika trên loa thông minh OLLI, Siri trên thiết bị Apple, Google Assistant trên thiết bị Android.

Ngoài ra còn có một số thiết bị dành riêng để cung cấp trợ lý ảo. Điển hình là Google, Microsoft, OLLI. Để sử dụng trợ lý ảo Maika, người dùng cần đánh thức nó bằng lệnh “Maika ơi”. Đèn trên loa sẽ báo hiệu cho người dùng biết rằng nó đã sẵn sàng để nhận lệnh, thường là các yêu cầu đơn giản như là “thời tiết hôm nay như thế nào” hay là “phát nhạc Bùi Anh Tuấn”.

Những yêu cầu đó được xử lý và lưu trữ trên đám mây của OLLI.

Công nghệ điều hành phần mềm trợ lý ảo yêu cầu một lượng dữ liệu khổng lồ (big data), cung cấp cho các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm máy học sâu (deep learning machine), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và nhận dạng tiếng nói (ASR).

Khi người dùng cuối tương tác với trợ lý ảo, lập trình AI sẽ sử dụng các thuật toán phức tạp để học hỏi các dữ liệu đầu vào và trở nên tốt hơn trong việc dự đoán nhu cầu của người dùng cuối. Hãy lấy ví dụ về trợ lý ảo OLLI Maika:

các thiết bị và công nghệ của trợ lý ảo

Mạng lưới và công nghệ trợ lý ảo mang lại

Nhận dạng tiếng nói (ASR)

Hệ thống ASR có nhiệm vụ nhận diện và chuyển tín hiệu tiếng nói thu được của người dùng thành văn bản để phục vụ cho các quy trình xử lý dữ liệu tiếp theo.

Đến nay, OLLI nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới của Học sâu (Deep learning) và Phân tích tín hiệu để phát triển hệ thống ASR có khả năng nhận dạng tiếng nói chính xác từ khoảng cách xa và trong môi trường có nhiễu.

Nhận dạng được giọng nói người dùng trong môi trường âm thanh nhiễu là thành tựu quan trọng trong việc phát triển giao diện giọng nói tiếng Việt cho thiết bị, vì âm thanh nhiễu khi chèn lên tiếng nói sẽ làm phổ của tín hiệu bị biến dạng.

Để giải quyết vấn đề này, OLLI đã nghiên cứu, phát triển công nghệ Bộ tự mã hóa biến phân (Variational Autoencoder) để tách tín hiệu tiếng nói ra khỏi các tín hiệu còn lại, sau đó dùng các mô hình học sâu để nhận dạng.

Hiểu ngôn ngữ tiếng Việt (NLP)

Phần mềm trợ lý ảo được OLLI nghiên cứu và phát triển công nghệ phân tích và xử lý tiếng Việt nhằm cung cấp cho thiết bị khả năng hiểu được những gì mà người dùng yêu cầu. Việc xử lý câu yêu cầu qua hai công đoạn chính bao gồm xác định ý định và trích xuất thông tin.

Công đoạn đầu tiên cho biết người dùng định sử dụng chức năng nào của sản phẩm, còn công đoạn thứ hai sẽ trích xuất những thông tin, số liệu cần thiết để đáp ứng yêu cầu của người dùng.

OLLI sử dụng các mô hình học sâu, được tích hợp các mô hình ngôn ngữ mới nhất (BERT) được huấn luyện bởi kỹ thuật và dữ liệu do chính OLLI thu thập được. Với hướng tiếp cận này, thiết bị của OLLI có khả năng hiểu và đáp ứng yêu cầu cho hầu hết các yêu cầu cơ bản của người dùng đối với một thiết bị thông minh.

Xem thêm: Top ứng dụng trợ lý ảo thông minh nhất trên Android hiện nay

Tổng hợp tiếng nói (TTS)

OLLI đã thành công xây dựng một hệ thống tổng hợp tiếng nói tiếng Việt có khả năng tạo ra giọng nói tự nhiên và ứng xử phù hợp với văn hóa người Việt.

Đây là cơ chế cho phép thiết bị chủ động giao tiếp với người dùng, và còn có khả năng đọc tin tức hay kể chuyện, góp phần làm tăng tính hữu dụng của sản phẩm. Hệ thống của OLLI cho phép thiết bị đọc được văn bản thành tiếng nói rất mạch lạc và tự nhiên.

Các phần mềm trợ lý ảo phổ biến hiện nay

       1.     Siri

Siri có lẽ là trợ lý cá nhân được biết đến rộng rãi nhất và phổ biến nhất dành cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh và TV thông minh trên hệ điều hành iOS. Nó cho phép người dùng nhận được các câu trả lời cho các câu hỏi của họ và thực hiện các tác vụ liên quan đến các chức năng trên thiết bị bằng cách sử dụng lệnh thoại, tất cả đều ở dạng tương tác.

Phần mềm trợ lý ảo Siri

Trợ lý ảo Siri

Siri sẽ được kích hoạt bằng cách giữ phím “Home” hoặc với từ khóa “Hey Siri” trên iPhone hoặc iPad.

       Ưu điểm:

  • Nhận diện giọng nói chính xác cùng với khả năng giao tiếp thành thạo (ứng dụng đôi khi cũng nói lên suy nghĩ cũng như những câu nói đùa).
  • Dễ sử dụng.
  • Khả năng tương tác cao với các thiết bị nhà thông minh.
  • Khả năng cập nhật tin tức nhanh.
  • Đưa ra các gợi ý thú vị (như là “nên xem chương trình gì”, “nên đi đâu vào cuối tuần”, …).

       Nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc tương thích với các dịch vụ bên thứ ba.
  • Hiệu năng kém.
  • Không có API mở, nên không thể tương tác được với các ứng dụng không phải mặc định trên thiết bị của Apple.
  • Không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ nào khác, ngoại trừ tiếng Anh.

       2.      Maika

Maika là phần mềm trợ lý ảo thuần Việt được phát triển bởi OLLI. Với trí tuệ nhân tạo, loa thông minh OLLI Maika có thể trò chuyện với người dùng, thực hiện các tác vụ như phát nhạc, báo thức, dự báo thời tiết…

Phần mềm trợ lý ảo MAIKA

Trợ lý ảo MAIKA

Thị trường chính mà OLLI muốn hướng đến là Việt Nam, người cao tuổi và trẻ em là đối tượng ưu tiên nên ngôn ngữ chính cũng là tiếng Việt. Hiện tại, phần mềm trợ lý ảo Maika hiện đang tương thích với các thiết bị nhà thông đến từ Điện Quang, Tuya, Goman, Smart Life, Homegy. 

Xem thêm: Tìm hiểu về tính năng điều khiển nhà thông minh của loa OLLI MAIKA

     Ưu điểm:

  • Nhận diện giọng nói chính xác, có thể phân biệt được giọng tùy vùng miền.
  • Đáp ứng lệnh của người dùng nhanh.
  • Dễ sử dụng.
  • Cập nhật và đưa thông tin chính xác.
  • Khả năng tương thích với các thiết bị thông minh cao, ít xảy ra lỗi.
  • Kho nội dung đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi.

     Khuyết điểm:

  • Chưa đa dạng về các bên đối tác.

       3.     Alexa

Alexa là trợ lý giọng nói do Amazon tạo ra. Chính vì như vậy, phần mềm trợ lý ảo Alexa chỉ hỗ trợ trên các thiết bị của Amazon như là Echo, Echo Dot, Tap, Fire TV. Với trình trợ giúp thông minh, các thiết bị có thể giao tiếp với người thật và thực hiện các tác vụ như phát nhạc, tạo danh sách việc cần làm, đặt báo thức, đọc tin tức mới nhất…

Phần mềm trợ lý ảo Alexa

Trợ lý ảo Alexa

     Ưu điểm:

  • Khả năng trò chuyện một cách thành thạo như “con người”.
  • Có thể trở thành một thiết bị điều khiển tổng cho hệ thống nhà thông minh.
  • Khả năng tương thích với các thiết bị bên thứ ba cao.

     Khuyết điểm:

  • Danh sách các tác vụ còn hạn chế.
  • Không được hỗ trợ bởi các thiết bị di động iOS và Android.
  • Không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ nào khác, ngoại trừ tiếng Anh.

       4.     Cortana

Cortana thì được biết đến rộng rãi qua các thiết bị Windows, iOS và Android. Tính năng đặc biệt của phần mềm trợ lý ảo này là cơ chế tương tác với người dùng được thiết kế rất tốt – nó biết pha trò, trả lời một cách rất dí dỏm, thậm chí nó còn trả lời câu hỏi ở dạng bài thơ nữa.

Phần mềm trợ lý ảo Cortana

Trợ lý ảo Cortana

     Ưu điểm:

  • Thực hiện được rất nhiều tác vụ có sẵn.
  • Tích hợp sâu với các ứng dụng của Microsoft Office.
  • Tích hợp tốt với các ứng dụng bên thứ ba.

     Khuyết điểm:

  • Ít tính năng hơn cho người dùng phiên bản di động so với phiên bản máy tính.
  • Không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ nào khác, ngoại trừ tiếng Anh.

       5.     Google Assistant

Google Now là một trong những dịch vụ dựa trên AI có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Phần mềm trợ lý ảo này có thể phân tích email, lịch sử tìm kiếm, chỉ đường và tương tác với các ứng dụng khác cực kỳ hiệu quả (và những ứng dụng đó không nhất thiết là ứng dụng của Google).

Phần mềm trợ lý ảo Google Assistant

Trợ lý ảo Google Assistant

     Ưu điểm:

  • Có thể hoàn thành một loạt các tác vụ cùng 1 lúc.
  • Tương thích cực tốt với dịch vụ của Google.
  • Tích hợp tốt với các ứng dụng bên thứ ba.

     Khuyết điểm:

  • Cung cấp cho người dùng các thông tin không cần thiết.
  • Ngôn ngữ Việt chưa thực sự trôi chảy.

Khả năng nổi bật của trợ lý ảo

Đối với trợ lý ảo, mình xin liệt kê 3 khả năng nổi bật của trợ lý ảo mà hầu hết đều đáp ứng tốt.

     1.     Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, các phần mềm trợ lý ảo có thể xử lý ngôn ngữ cực kỳ tốt, tùy thuộc vào thị trường mà nó hướng đến. Nó có thể đưa ra các phản hồi của người dùng để tạo ra sự tương tác như người với người.

     2.     Nhận diện giọng nói

Ngoài khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân biệt và hoàn thành các tác vụ cho người dùng, các phần mềm trợ lý ảo cũng có thể nhận diện được ai là người ra lệnh. Bên cạnh đó, các trợ lý ảo cũng đã bắt đầu nhận diện được nhiều ngôn ngữ khác, không chỉ riêng tiếng Anh.

Khả năng nhận diện giọng nói

Nhận diện giọng nói

     3.     Tìm kiếm thông tin

Đây được xem là khả năng quan trọng và nổi bật nhất với các phần mềm trợ lý ảo hiện nay. Với các kho dữ liệu khổng lồ được cung cấp từ Google Search, Wikipedia, Wolfram Alpha… các trợ lý ảo sẽ có khả năng tìm kiếm các kết quả cực kỳ chính xác lẫn về tốc độ và thông tin cần đưa ra cho người dùng.

Những tiện ích trợ lý ảo mang đến

Mỗi phần mềm trợ lý ảo đều có các tiện ích riêng để mang lại sự hữu ích cho từng người dùng cụ thể. Thế nhưng, các trợ lý ảo cũng sẽ có các tiện ích chung để bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Mình xin liệt kê các tiện ích mà nó mang lại như sau:

những tiện ích mà trợ lý ảo mang lại

Các tiện ích mà phần mềm trợ lý ảo mang lại

  • Tiết kiệm thời gian, tiền bạc.
  • Quản lý nhiều tác vụ cùng lúc.
  • Tăng năng suất.
  • Tự cải thiện.
  • Có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân.
  • Hỗ trợ người dùng trong các lĩnh vực chuyên biệt.
  • Giải trí mọi lúc mọi nơi.
  • Lên danh sách các việc cần làm.
  • Thực hiện các cuộc gọi.

Maika - Phần mềm trợ lý ảo cho người Việt

Tại Việt Nam, hiện đang có một phần mềm trợ lý ảo được rất nhiều người yêu công nghệ đánh giá cao, đó là Maika do chính người Việt chế tạo. Với ngôn ngữ thuần Việt, người dùng tại Việt Nam sẽ dễ dàng ra lệnh cho phần mềm thực hiện các tác vụ như, phát nhạc, dự báo thời tiết, báo cáo biến động thị trường…

Maika phần mềm trợ lý ảo cho người Việt

Phần mềm trợ lý ảo MAIKA

Ngoài ra, với phần mềm trợ lý ảo Maika, người dùng có thể sử dụng như một ứng dụng điều khiển tổng của hệ sinh thái nhà thông minh. Mọi thứ sẽ được thiết lập một cách có hệ thống và điều khiển đơn giản hơn bằng cách ra lệnh bằng lệnh thoại hay theo dõi thú cưng tại gia.

Trợ lý ảo Maika hoạt động như thế nào?

Trợ lý ảo Maika cũng rất giống với các trợ lý ảo trên thế giới đó là hoạt động dựa trên hệ thống nhận dạng giọng nói (ASR). Hệ thống này sẽ chia nhỏ các âm vị, sau đó sẽ phân tích, xử lý thành văn bản.

Maika hoạt động như thế nào

Cách thức hoạt động trên phần mềm trợ lý ảo MAIKA

Quá trình thu thập thông tin người dùng bắt đầu bằng việc thu thập âm thanh từ micro. Các dạng sóng của giọng nói sẽ được chuyển sang dạng phân tích âm thanh, được thực hiện ở ba cấp độ: mô hình âm thanh, mô hình phát âm và mô hình hóa ngôn ngữ.

Xem thêm: Loa thông minh OLLI MAIKA có tốt không?

Tất cả dữ liệu sẽ được xử lý bởi trí tuệ nhân tạo mà không có sự can thiệp của con người, giảm tỷ lệ xảy ra lỗi bằng máy học sâu. Với máy học, nó làm cho các phần mềm nghe toàn bộ văn bản được nói ra từ người dùng, không phải các từ riêng biệt. Bằng cách đó, trợ lý ảo Maika sẽ phân tích được ngữ cảnh và xác định được những gì người dùng đang cố gắng nói.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các phần mềm trợ lý ảo phổ biến trên thị trường Việt Nam cũng như là trên thế giới. Với bài viết này, mình hy vọng các bạn có thể lựa chọn cho mình một trợ lý ảo phù hợp với mục đích của bản thân, cũng như hỗ trợ cho các bạn trong việc quản lý thời gian, công việc hiệu quả.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Ambrose 17/01/2024

WOW just what I was searching for. Caame here by searching for
Công ty Cổ phầnCông nghệ OLLI

my blog :: https://Vavadacasino.populiser.com/
back to top
Mua ngay
article