Trợ lý ảo là gì? Các tính năng nổi bật của trợ lý ảo

Trợ lý ảo là gì? Các tính năng nổi bật của trợ lý ảo

Với những ai đã sử dụng các thiết bị nhà thông minh thì trợ lý ảo được xem là một trợ thủ đắc lực của họ. Thế nhưng, mấy ai có thể hiểu hết được ý nghĩa của ba từ “trợ lý ảo”.

Ngoài tính năng ra lệnh bằng giọng nói ra thì nó còn có thể làm gì? Vai trò của trợ lý ảo trong nhà thông minh gồm những gì? Đây mới chỉ là những thứ cơ bản của nó thôi các bạn ạ.

Cùng OLLI tìm hiểu kỹ hơn và đánh giá các vai trò, tính năng mà Virtual Assistant mang lại nhé!

Trợ lý ảo là gì?

Trước tiên, muốn tìm hiểu bất cứ lĩnh vực nào thì cần hiểu rõ khái niệm của nó đã. Trợ lý ảo là gì? Trợ lý ảo (Virtual Assistant) là một phần mềm được lập trình một cách phức tạp, được phát triển dựa trên cốt lõi của trí tuệ nhân tạo (AI). Hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm thông tin hoặc thực hiện các thao tác cơ bản cho đến phức tạp thông qua việc ra lệnh.

Trợ lý ảo dùng internet vạn vật trên thiết bị di động

Thiết bị công nghệ kết nối với tất cả thông qua trợ lý ảo

Ứng dụng trợ lý ảo được phát triển lần đầu tiên bởi IBM Shoebox năm 1961. Cho đến nay, nó đã phổ biến khắp nơi. Từ điện thoại di động cho đến các thiết bị trong hệ sinh thái thông minh.

Mình xin nói thêm về IBM Shoebox (theo Wiki), đây là một máy tính thuộc tập đoàn IBM phát triển để thực hiện các hàm toán học và nhận diện giọng nói. Nó có thể nhận dạng được 16 từ được nói ra và các con số từ 0 đến 9. Máy tính IBM Shoebox được phát triển bởi William C. Derch tại phòng Thí nghiệm Bộ phận Phát triển Hệ Thống Tân Tiến của IBM.

Các tính năng nổi bật của trợ lý ảo

Nhận diện và phân tích giọng nói

Tính năng nổi bật đầu tiên có trên trợ lý ảo là nhận diện giọng nói cực kỳ chuẩn xác. Nhờ khả năng này, người dùng không cần thêm các thao tác chạm vào các phím vật lý để ra lệnh cho trợ lý ảo, thay vào đó là có thể tương tác thông qua giọng nói.

Trợ lý ảo với công nghệ nhận diện giọng nói

Công nghệ nhận dạng giọng nói được sử dụng trong trợ lý ảo

Một ví dụ điển hình mình xin được kể đến đó là Siri của Apple. Ngày trước, nếu bạn muốn ra lệnh cho Siri thực hiện một số yêu cầu của bạn bằng cách chạm vào nút Home, thì bây giờ, chỉ cần nói “Hey Siri” là tính năng nhận diện giọng nói sẽ được kích hoạt và Siri sẽ giúp bạn thực hiện các lệnh của bạn một cách dễ dàng.

Không những thế, các ông lớn trong lĩnh vực công nghệ đang đua nhau để hoàn thiện trợ lý ảo bằng cách bổ sung nhiều phương thức nhận dạng ngôn ngữ khác nhau.

Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa trợ lý ảo và chatbot

Trợ lý ảo có thể đọc hiểu văn bản cực tốt

Ngoài tính năng nhận diện giọng nói, đọc hiểu văn bản cũng được các ông lớn phát triển cực kỳ tốt. Google Assistant là một ví dụ, đã có một ứng dụng dành riêng cho việc đọc hiểu văn bản trên các điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đó là Google Lens.

Nếu các bạn đang có một hình ảnh đầy ắp văn bản cần được ghi chép lại nhưng tốn quá nhiều thời gian, hãy để trợ lý ảo của Google làm việc đó. Bạn chỉ cần dùng Google Lens, quét đoạn văn bản đó, trí tuệ nhân tạo sẽ nhận diện ngôn ngữ và cho phép bạn tìm kiếm thông tin, copy đoạn văn bản trong hình ảnh một cách dễ dàng mà không cần chỉnh sửa lại.

Tính năng tìm kiếm thông tin một cách tối ưu

Đây có thể được xem là tính năng nổi trội nhất của trợ lý ảo. Hầu hết, các trợ lý ảo được tạo ra đều phát triển tính năng này đầu tiên. Thông tin mà người dùng tìm kiếm đều được thực hiện trên các công cụ tìm kiếm đã được liên kết như Google Search, Bing, bách khoa toàn thư Wikipedia hay Wolfram Alpha.

Tất nhiên tùy vào nhà phát triển thì sẽ có công nghệ thu thập thông tin riêng, ví dụ về Google Now, sử dụng công nghệ Knowledge Graph để tìm kiếm thông tin. Trong khi đó, Siri của Apple thì sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan cho đến khi có được kết quả chính xác nhất cho bạn.

Khả năng học từ người dùng từ trợ lý ảo

Khả năng này được hình thành từ những thói quen sử dụng thiết bị thông minh của người dùng. Đây được xem là một tính năng cốt lõi tạo nên tính khác biệt của trợ lý ảo so với các thiết bị khác.

Vì Virtual Assistant được phát triển dựa trên nền tảng cốt lõi là trí tuệ nhân tạo nên chúng hoàn toàn có thể thu thập dữ liệu của người dùng cũng như các thói quen sử dụng thiết bị, tìm kiếm thông tin để đưa ra kết quả chính xác nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các bạn sử dụng  càng nhiều thì nó càng thông minh và hiểu bạn hơn.

Trợ lý ảo có sử dụng công nghệ bộ máy học

Công nghệ bộ máy học của trợ lý ảo giúp nó tự học từ người dùng

Nếu bạn đang sở hữu cho mình một chiếc Iphone thì khả năng “học từ người dùng” sẽ được thấy rất rõ. Ví dụ bạn thường sử dụng điện thoại nghe nhạc vào lúc 14h-15h mỗi ngày có gắn tai nghe. Siri sẽ ghi nhớ thói quen này của bạn và luôn đưa ra gợi ý trong Widget mỗi ngày vào lúc 14h-15h về việc nghe nhạc. Thậm chí, bài nhạc hay playlist bạn thường xuyên nghe cũng được Siri đưa ra để bạn tiết kiệm thời gian chọn bài hát hơn. Quá thú vị đúng không nào!

Tính năng liên kết các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau

Đây là tính năng giúp ích khá nhiều cho việc tìm kiếm thông tin. Theo đó, trợ lý ảo thường liên kết các sự kiện, lịch họp, ghi chú trong email được đính kèm vào ứng dụng Calendar. Bên cạnh đó, nó còn cho phép tạo một ghi chú trong báo thức để nhắc nhở bạn về lịch trình trong calendar. Nếu như khi xưa bạn phải tự thêm thủ công các nhắc nhở vào Lịch của bạn, thì ngày nay, trợ lý ảo sẽ tự động giúp bạn điều này mà không sợ bỏ sót bất cứ thông tin quan trọng nào của bạn cả.

Vai trò của trợ lý ảo trong nhà thông minh

Đối với nhà thông minh, không chỉ đơn giản là nhiều thiết bị được điều khiển bằng ứng dụng trên điện thoại. Bên cạnh đó, nhà thông minh phải là ngôi nhà hướng tới việc “tự động hoàn toàn”. Như là tự động bật/tắt đèn khi bạn về nhà, tự động tưới cây khi trời bắt đầu ôi nóng…

Với trợ lý ảo, bạn có thể kết nối nó với tất cả các thiết bị trong nhà thông minh của mình và điều khiển chỉ thông qua giọng nói. Như vậy, vai trò của trợ lý ảo trong đời sống hiện đại là cực kỳ cần thiết. Mình xin liệt kê một số vai trò của nó trong nhà thông minh như sau nhé!

  • Điều khiển thiết bị thông minh thông qua giọng nói.

Điều khiển thiết bị qua giọng nói là một vai trò đóng góp rất quan trọng của trợ lý ảo. Nó là tiền đề để quản lý các thiết bị trong nhà một cách thông minh mà không cần thông qua ứng dụng. Bạn có thể ra lệnh bật/tắt đèn trong nhà tắm; đóng/mở rèm cửa khi trời bắt đầu tối…

Điều khiển thiết bị nhà thông minh bằng một thiết bị tổng

Trợ lý ảo có thể điều khiển được nhiều thiết bị nhà thông minh

  • Đưa công nghệ giải trí đến cho người dùng.

Trợ lý ảo có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng bằng cách mở bài nhạc hoặc các chương trình giải trí trên TV mà không cần dùng remote để điều khiển.

  • Bảo vệ ngôi nhà của bạn

Vai trò thứ 3 mà trợ lý ảo có thể mang lại cho nhà thông minh đó là bảo vệ ngôi nhà của bạn. Với nó, bạn có thể biết được các âm thanh bất thường xảy ra trong nhà bạn bằng việc nhận diện âm thanh và thông báo cho bạn thông qua ứng dụng khi bạn đã vắng nhà.

Không những vậy, đối với camera thông minh, trợ lý ảo cũng có thể nhận diện được những ai đã ghé thăm ngôi nhà của bạn và lưu trữ lại. Khi đó nó có thể biết được chính xác danh tính của người ghé thăm và những người lạ mặt đã ghé thăm nhà bạn.

  • Thực hiện các cuộc gọi

Vai trò cuối cùng mà mình muốn nói đến đó là thực hiện cuộc gọi. Loa thông minh có tích hợp trợ lý ảo cũng có thể thực hiện các cuộc gọi giúp bạn. Ngoài thực hiện cuộc gọi từ loa tới mọi người trong danh bạ của bạn, nó có thể thực hiện cuộc gọi giữa các loa thông minh được đặt ở mỗi phòng khác nhau mà không tốn quá nhiều thời gian của bạn.

Các loại trở lý ảo thông dụng hiện nay

Trên thế giới có rất nhiều trợ lý ảo, nhưng thông dụng nhất vẫn là các loại dưới đây:

  • Siri của Apple
  • Google Assistant và Google Now của Google
  • Bixby của Samsung
  • Alexa của Amazon
  • Cortana của Microsoft

Hiện tại ở Việt Nam, đang có một trợ lý ảo thuần Việt được phát triển dành riêng cho thị trường Việt Nam. Đó là Maika của OLLI Technology. Dự đoán Maika sẽ là trợ lý thuần Việt thống trị thị trường Việt Nam trong tương lai.

Một video review về trợ lý ảo OLLI Maika đến từ người dùng các bạn có thể tham khảo:

 

Xem thêm: Trợ lý ảo điều khiển nhà thông minh là gì?

Sử dụng trợ lý ảo có bảo mật không?

Mặc dù người dùng phải sử dụng giọng nói để ra lệnh cho trợ lý ảo, nhưng không vì vậy mà thông tin cá nhân của mình sẽ dễ dàng bị rò rỉ ra ngoài. Thông tin cá nhân là thứ mà các nhà phát triển chú ý tới đầu tiên. Nó phải được bảo mật và mã hóa một cách an toàn, khó đoán và lưu trữ ở máy chủ có người giám sát mỗi ngày.

Trợ lý ảo hỗ trợ trên những nền tảng nào?

Hệ điều hành của các thiết bị điện tử

Các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant, Cortana đã rất quen thuộc với tất cả người dùng trên cả thế giới không chỉ riêng gì Việt Nam. Nền tảng mà các Virtual Assistant ở trên được tích hợp vào các thiết bị điện tử như Smartphone, Smartwatch, TV, máy vi tính…

Thiết bị loa thông minh

Trong hệ sinh thái nhà thông minh, loa thông minh là thiết bị được kết nối sâu với trợ lý ảo. Nhờ vào đó mà người dùng có thể ra lệnh cho loa thực hiện các thao tác như bật/tắt điều hòa, đèn điện khá đơn giản.

Loa thông minh đặt trang trọng tại bàn ngủ

Loa thông minh là thiết bị trung gian điều khiển các thiết bị thông minh

Nền tảng website và nhắn tin

Các trang web hiện nay thường được tích hợp chatbot để tương tác với khách hàng một cách trực quan, mục đích chính là hỗ trợ khách hàng nhanh nhất. Từ đó, tạo ra dịch vụ trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các hình thức tương tác với trợ lý ảo

Hiện nay có 3 cách để tương tác với trợ lý ảo:

1.      Sử dụng phím vật lý

Đối với loa thông minh OLLI Maika cũng như các sản phẩm khác, sẽ có một hoặc nhiều phím cứng để người dùng tương tác và ra lệnh.

Phím vật lý trên loa thông minh OLLI Maika

Các phím vậy lý trên loa thông minh OLLI Maika

2.      Sử dụng giọng nói

Hầu hết, các trợ lý ảo đều có tính năng nhận diện giọng nói. Điều này giúp cho người dùng tương tác với thiết bị một cách dễ dàng hơn mà không cần sử dụng phím vật lý nào khác.

3.      Sử dụng phần mềm

Nếu trong hệ sinh thái nhà thông minh, nếu bạn đang ở gần thiết bị và ra lệnh cho giọng nói thì vẫn ổn. Thế nhưng, nếu bạn không có ở nhà thì sao? Ứng dụng trợ lý ảo ra đời để đáp ứng điều đó, người dùng có thể ra lệnh cho trợ lý ảo từ xa thông qua app trên điện thoại thực hiện một số lệnh như đóng/mở rèm, kiểm tra camera tại nhà…

Lời kết

Tới đây là bài viết của mình khá dài rồi, ở trên là mình đã liệt kê rất chi tiết về khái niệm cũng như những gì mà trợ lý ảo có thể làm và mang lại cho người dùng. Hi vọng các bạn sẽ thấy bài viết có ích và hãy giúp mình chia sẻ bài biết này để mọi người cùng hướng tới công nghệ 4.0 nhé. Cảm ơn các bạn!!

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Celina 24/04/2023

Greetings! Very useful advice within this post! It is the little changes
that will make the biggest changes. Thanks a lot for sharing!


My web-site ... new Uk casino (https://Amigre.niceboard.Com)
back to top
Mua ngay
article