Trí tuệ nhân tạo thống trị mọi lĩnh vực trong thập niên qua như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo thống trị mọi lĩnh vực trong thập niên qua như thế nào?

Càng ngày AI càng phổ biến nhưng cũng gây ra khá nhiều tranh cãi, nhất là khi AI đã và đang được sử dụng để giám sát, nhận diện khuôn mặt hoặc truyền bá các thông tin sai lệch (fake news) và những video giả mạo bằng công nghệ deep fake (dựa trên thuật toán máy học), rất nhiều mặt trái của công nghệ nhân tạo đang bị khai thác theo chiều hướng rất tiêu cực.

Trí tuệ nhân tạo AI đã đổ bộ và xâm chiếm nhiều lĩnh vực khác nhau vào cuộc sống của chúng ta trong thập kỷ qua như thế nào? Câu trả lời nằm ở sự tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực AI này, kết hợp với chi phí truy cập Internet ngày càng phải chăng và các máy tính ngày càng mạnh mẽ hơn. Các lĩnh vực cụ thể đó là:

  • Điện thoại thông minh
  • Mạng xã hội
  • Trợ lý ảo
  • Giám sát
  • Chăm sóc sức khỏe
  • Nghệ thuật

1. Điện thoại thông minh

Thế hệ IPhone 11 Series được tích hợp nhiều thuật toán AI để tăng cường chất lượng camera

Ngày nay, AI đã có mặt trên tất cả các điện thoại thông minh, từ phần mềm nhận diện khuôn mặt để mở khóa điện thoại cho đến các ứng dụng phổ biến như Google Maps để theo dõi lộ trình đường đi cho người dùng. Càng ngày, các công ty lớn như Apple và Google càng cố gắng chạy đua nhúng trí tuệ nhân tạo AI trực tiếp vào các thiết bị cầm tay cùng với chip hỗ trợ khả năng điều khiển bằng AI.

Do đó, các hoạt động thường nhật như nhận diện giọng nói được thực hiện ngay trên điện thoại thay vì từ máy chủ như trước, nó giúp cung cấp nhanh các bản dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư của bản dịch. Một ví dụ đơn giản như sau:

Vào tháng 10/2020, Google cho ra mắt ứng dụng ghi âm có tên là Recorder tích hợp trên điện thoại Pixel 4 (và giờ đã có mặt trên Pixel 3, 3a…) cho phép ghi âm giọng nói và chuyển thành văn bản theo thời gian thực. Nó tự nhận diện các nội dung bạn nói và xác định các nguồn âm khác nhau như âm nhạc hay tiếng vỗ tay, sau đó cho phép tìm kiếm nội dung bản ghi bằng các từ khóa.

Sở dĩ ứng dụng chỉ mới chạy trên Google Pixel vì Google cho hay rằng điều này rất khó thực hiện, cần tới một số hoạt động AI “ khá tốn pin” và chiếm lượng lớn tài nguyên để xử lý. Nếu người dùng thấy thích thú, ngày sẽ càng có nhiều trí tuệ nhân tạo AI được nhúng vào điện thoại.[/vc_column_text][vc_column_text]

2. Mạng xã hội cũng ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI

Facebook ứng dụng trí tuệ AI vào thuật toán của họ để quản lý nội dung tự động

Khi Facebook lần đầu ra mắt công chúng vào năm 2004, nó chỉ mới tập trung vào việc kết nối mọi người. Nhưng mà giờ đây, họ giao cho trí tuệ nhân tạo AI xử lý những công việc đó. AI đã trở thành "cánh tay đắc lực" đối với các sản phẩm của công ty mà một năm trước nhà khoa học trí tuệ AI của Facebook là Yann LeCun cho rằng, “nếu không tìm hiểu kỹ càng thì mạng xã hội chỉ là “thứ bỏ đi””.

Sau nhiều năm đầu tư và phát triển, giờ đây, nhờ các thuật toán học chuyên sâu đã giúp Facebook (và các mạng xã hội khác) củng cố lại mọi thứ, từ các bài đăng và các quảng cáo cho đến các bức ảnh có thể tự động gắn thẻ bạn bè của bạn thông qua nhận dạn khuôn mặt.

Ngoài ra, nó còn được lập trình để giúp nhận diện và loại bỏ các nội dung hoặc ngôn từ đã kích, kích động sự thù địch ra khỏi mạng xã hội. Dù vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhất là trong việc phát hiện ra các hành vi bạo lực, nhưng những thành tựu ban đầu đã chứng minh khả năng ứng dụng của AI vào thực tế là cực kỳ rõ ràng.

Facebook không phải là công ty duy nhất đưa trí tuệ nhân tạo AI vào thuật toán của họ, ngoài ra còn Instagram, Twitter và nhiều mạng xã hội khác cũng ứng dụng vào trí tuệ AI.

3. Ứng dụng trí tuệ AI vào trợ lý ảo

Loa thông minh của Amazon là Echo có tích hợp trợ lý ảo Alexa để giao tiếp tại gia

Bất cứ khi nào bạn nói chuyện với các trợ lý ảo như Siri của Apple, Assistant của Google, Alexa của Amazon hoặc Cortana của Microsoft, bạn sẽ có những tương tác gần hơn với trí tuệ nhân tạo AI. Nó sẽ cố gắng hiểu những gì bạn đang nói để trả lời bạn trong giới hạn mà nó có thể hiểu.

Sự trỗi dậy của các trợ lý ảo này bắt đầu từ năm 2011, khi Apple phát hành Siri trên iPhone 4S. Vào năm 2012, Google đã theo gót Apple và tạo ra Google Now và giờ đây là Google Assistant (kể từ 2016).

Nhiều người cảm thấy sự hỗ trợ của các trợ lý ảo AI từ Apple và Google đang phụ thuộc vào thiết bị di động, thì Amazon nhanh chóng giúp họ bớt ràng buộc hơn bằng trợ lý ảo Alexa được ra mắt vào năm 2014 trên loa thông minh Amazon Echo, giúp thị trường trợ lý ảo thực sự bùng nổ và gián tiếp đưa trí tuệ nhân tạo AI tới gần với người dùng hơn.

4. Giám sát bằng trí tuệ nhân tạo AI

Hệ thống của NVIDIA trình diễn khả năng nhận dạng dựa trên trí tuệ AI​

Khi AI đã được cải tiến và đang dần hoàn thiện, người ta bắt đầu sử dụng nó như là một công cụ để giám sát. Một trong những điều gây tranh cãi nhất trong đây là công nghệ nhận diện khuôn mặt, xác định danh tính thông qua video phát trực tiếp, video ghi hình hoặc các ảnh tĩnh.

Trí tuệ nhân tạo AI nhận diện bằng cách so sánh các đặc điểm của khuôn mặt với cơ sở dữ liệu (các ảnh chụp về khuôn mặt). Không những vậy, AI được ứng dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau: tại các buổi hòa nhạc, camera an ninh của cảnh sát, tòa nhà quốc hội, thậm chí là tại các sân bay. Tuy nhiên, các hệ thống nhận dạng khuôn mặt cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và rà soát lại, do quan ngại về quyền riêng tư và độ chính xác của trí tuệ nhân tạo.

Có một trường hợp, vào tháng 12 vừa qua, một nghiên cứu của chính phủ Mỹ đã chỉ ra sự thiên vị về sắc tộc trong gần 200 thuật toán nhận diện khuôn mặt. Trong đó, những nhóm người như da đỏ hay da đen khả năng cao là bị nhận diện nhầm so với người da trắng.

5. Trí tuệ nhân tạo AI trong y tế

AI được sử dụng để quét bệnh nhân và phát hiện ung thư phổi ác tính

AI ngày càng được sử dụng để chẩn đoán và quản lý hầu hết các phân loại sức khỏe, từ phát hiện ung thư ở mọi giai đoạn cho đến theo dõi các vấn đề về đường tiêu hóa và các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Mặc dù phần lớn công việc này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, nhưng có những công ty khởi nghiệp - như Mindstrong Health, đã sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để đo lường tâm trạng ở những bệnh nhân đang mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần - đang thử nghiệm hệ thống trí tuệ AI lên con người.

Ngoài Midnstrong, cũng có hai công ty khởi nghiệp đó là Auggi, một công ty về sức khỏe đường ruột xây dựng một ứng dụng để giúp bênh nhận theo dõi các vấn đề về đường tiêu hóa và Seed Health – công ty bán men vi sinh và hoạt động ở lĩnh vực ứng dụng các loại vi khuẩn có lợi để tăng cường sức khỏe cho con người.

Vào tháng 11 vừa qua, họ bắt đầu thu thập những bức ảnh phân tích từ dữ liệu công cộng và dự định sẽ sử dụng nó để tạo ra một bộ dữ liệu hình ảnh về phân của con người. Auggi muốn sử dụng những hình ảnh này để tạo ra một ứng dụng để có thể tự động phân loại các loại chất thải khác nhau nhằm nhận diện những người đang mắc các vấn đề liên quan đến đường ruột mãn tính - như hội chứng ruột kích thích hoặc IBS – phần việc mà trước đây các bác sĩ thường phải theo dõi thủ công bằng tay, bút và giấy.

6. Nghệ thuật

Pierre Fautrel - nhà sáng lập công ty nghệ thuật dựa trên AI, đứng cạnh là tác phẩm "Portrait of Edmond de Belamy", tác phẩm đầu tiên vẽ bằng AI được bán đấu giá

AI có thể tạo ra nghệ thuật? Câu trả lời là có. Trong 10 năm qua, không ít lần trí tuệ nhân tạo AI đã được sử dụng để tạo ra các tác phẩm như là âm nhạc, tranh vẽ và nhiều thứ hay ho khác mà con người có thể nghĩ ra, mặc dù ban giám khảo vẫn chưa biết liệu một máy móc có thực sự sở hữu sự sáng tạo hay không. Và đôi khi, nghệ thuật được AI tạo ra đó, thậm chí có thể sinh lợi.

Minh chứng rõ ràng nhất là tác phẩm do AI tạo ra vào năm 2018 có tên là "Edmond de Belamy" đã trở thành tác phẩm đầu tiên do một chiếc máy tính (AI) tạo ra và được bán đấu giá một cách công khai. Bản vẽ được tạo ra bằng kỹ thuật tiên tiến gọi là Gans, bao gồm hai mạng thần kinh cạnh tranh với nhau để tạo ra một thứ cái gì đó rất là mới mẻ dựa trên kho dữ liệu đầu vào của nó.

Trong trường hợp này, bộ dữ liệu bao gồm một loạt các bức tranh nghệ thuật có sẵn, tác phẩm của trí tuệ nhân tạo AI tạo ra là một bức tranh hoàn toàn mới dựa trên khả năng tự học hỏi của nó.

Tags: Nổi bật
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Mua ngay
article