Năm 2020 là năm công nghệ siêu tốc 5G ra đời, nhưng có thể phải mất một thời gian nữa người dùng mới được sử dụng nó.
Khác với 3G hay 4G, công nghệ 5G sẽ là một công cụ thay đổi mọi thứ vì ngoài cải thiện tốc độ tải dữ liệu, nó còn đặt ra nền tảng cho các mục đích tiên tiến hơn như xe tự động vận hành. 5G cho phép tải video, trò chơi và âm nhạc nhiều hơn, nhanh hơn gấp năm lần so với 4G hoặc công nghệ LTE.
Tuy nhiên, điện thoại 5G vẫn chưa thể phổ biến được lúc này, thậm chí trong nhiều năm tới. Có ba lý do:
- Mạng lưới tại Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc này
- Chuyển đổi công nghệ cũ sang 5G không dễ
- 5G vẫn là tính năng khá đắt đỏ và chưa cần thiết
Trung Quốc là cái nôi của 5G nhưng người dân vẫn chưa hoàn toàn sử dụng được vì còn rất nhiều bất cập
1. Mạng lưới tại Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc này
Lý do đầu tiên thì các nhà mạng cần có thời gian để triển khai công nghệ này. Không chỉ riêng Việt Nam, điển hình là Trung Quốc, một quốc gia đi đầu trong công nghệ 5G vẫn chưa thương mại hóa được tính năng này, mức độ phủ sóng chưa toàn diện. Song song đó, các nước phát triển như Mỹ hay Hàn Quốc vẫn đang trong quá trình triển khai, lựa chọn nhà cung cấp, đấu giá, thử nghiệm dịch vụ… trong khi chuẩn 5G vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện.
Tại Việt Nam, dịch vụ này cũng còn khá mới trong việc thử nghiệm ở thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng… Một số nhà mạng tuyên bố sẽ thương mại hóa 5G trong năm 2020-2021 với mục tiêu phủ sóng ở Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh trọng điểm. Lộ trình dự kiến phải đến năm 2025 mới triển khai rộng khắp trên toàn quốc.
2. Chuyển đổi công nghệ cũ sang 5G không dễ
Lý do thứ 2 cũng khá là quan trọng, 5G không phải là một công nghệ, mà nó là một bộ công nghệ phức tạp, thậm chí trong đó có các công nghệ chưa được các cơ quan phân loại và đặt tiêu chuẩn.
Các công nghệ đằng sau của nó sử dụng tần số rất cao. Tần số càng cao thì bước sóng càng ngắn, bước sóng ngắn hơn thì cho phép tốc độ nhanh hơn và có độ trễ thấp hơn. Song song với bước sóng ngắn, thì khoảng cách giữa thiết bị và trạm thu phát sóng 5G phải ngắn hơn nhiều và tín hiệu sẽ khó đâm xuyên qua các vật liệu như tường và cây.
Để giải quyết những vướng mắt đó, các nhà mạng cần triển khai nhiều trạm thu/phát sóng hơn so với các công nghệ hiện tại. Có nghĩa là các nhà cung cấp đã phải xây dựng thêm ăng-ten và trạm 5G ở khắp mọi nơi, gần hơn với người dùng. Điều này khá tốn thời gian và tốn chi phí để đặt các thiết bị này ở mọi nơi, vì vậy việc triển khai vẫn còn chậm và không đồng nhất.
Chính vì lý do này, nên nó chỉ xuất hiện ở một số văn phòng, địa điểm giải trí và trung tâm nhỏ, nhưng nhìn chung là không sẵn có trong tương lai gần.
Trong khi đó, dịch vụ 5G lại rất khác. 3G và 4G là phục vụ những thứ truyền thống từ xưa đến nay như đọc báo, xem video, lướt web..., nhưng đối với 5G là phục vụ những thứ theo thời gian thực (realtime) như xe tự hành, giao hàng bằng drone. Đây là những dịch vụ chưa thể phổ biến, nhất là ở Việt Nam ngay lúc này.
Chính vì thế, người sử dụng lại phải trả tiền cho tính năng chưa thực sự cần đến vì chưa có trạm phát sóng, nếu nhà mạng đáp ứng được về trạm phát thì người dùng lại chịu giá cước hơi chát. Các nhà mạng hứa hẹn gói cước sẽ có giá không thay đổi so với các gói cước hiện tại. Tuy nhiên, ứng với đó là tốc độ sẽ nhanh hơn, bạn sẽ ngốn dữ liệu với tốc độ nhiều hơn và bạn cần phải sử dụng gói cước lớn hơn. Nhìn chung, bạn phải chi nhiều hơn cho công nghệ 5G này.
3. 5G vẫn là tính năng khá đắt đỏ và chưa cần thiết
Điện thoại 5G chắc chắn đắt đỏ hơn điện thoại khác. Chẳng hạn, mẫu Galaxy S20 của Samsung có giá khởi điểm 1.000 đô la, trong khi đó dòng Galaxy S10 ra mắt năm ngoái dùng công nghệ 4G có giá khởi điểm chỉ 750 USD. Hãng điện thoại của Trung Quốc OnePlus cũng xác nhận rằng điện thoại 5G khi sản xuất ra sẽ đắt hơn bình thường.
Nguyên nhân khiến giá smartphone 5G tăng là do các linh phụ kiện như bộ vi xử lý, modem, ăng ten… làm giá thành trội lên đến 200 USD so với năm 2019. Thêm vào đó, một vài năm tới nữa, sự thiếu hụt về mạng lưới và dịch vụ khiến cho công nghệ 5G trên điện thoại trở thành dư thừa.
5G vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, độ phủ sóng còn rất hạn chế, trong khi đó, giá thành smartphone đang trở nên đắt đỏ hơn nhiều. Chính vì vậy, các chuyên gia nhận định người dùng sẽ không vội mua điện thoại 5G mà chờ thêm vài năm nữa mới nâng cấp khi mạng 5G đã đạt chuẩn.
Viết bình luận
Bình luận