Ngành nhân văn đã đem giá trị gì cho trí tuệ nhân tạo?
- Người viết: Tho Luong lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Nhân văn là một ngành học thuật với đối tượng nghiên cứu nhắm tới là con người và trải nghiệm của họ. Một số ngành truyền thống của nhân văn bao gồm ngôn ngữ và văn học, lịch sử, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, truyền thông và văn hóa học. Ngành nhân văn thường đào tạo các kĩ năng cần thiết giúp người học tiến xa hơn trên con đường học thuật và nghiên cứu. Bên cạnh đó, ngành này cũng có tính ứng dụng cao cho các công ty công nghệ. Điều này thể hiện rất rõ trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển và phổ biến hơn.
Trí tuệ nhân tạo
Ngành nhân văn trong trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp tìm ra những vấn đề của khách hàng
Lượng kiến thức từ ngành nhân văn sẽ giúp cho các công ty có thể nắm rõ được nhu cầu của khách hàng, từ đó, tạo ra những sản phẩm công nghệ phù hợp.
Eric Berridge, một nhà sáng lập và là giám đốc điều hành của công ty Bluewolf thuộc tập đoàn IBM, có chia sẻ trong buổi Ted Talk của mình rằng: “Nếu khoa học cho chúng ta biết "how to create a product", thì ngành nhân văn sẽ giúp chúng ta biết "what product need to be created and why?"”.
Mặc dù Bluewolf là công ty tư vấn công nghệ, nhưng chỉ có khoảng 100 người có bằng cấp kỹ sư hay khoa học máy tính, tổng số nhân sự tầm khoảng 1000 người. Có một sự thật là, ông Eric trước đây cũng từng học đại học chuyên ngành Ngôn ngữ Anh.
Robot Miso - giúp cho các khâu quản lý trong bếp trở nên đơn giản hơn
Ngành nhân văn hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm cho trí tuệ nhân tạo
Trong quá trình ứng dụng Big Data và AI vào thực tế, đối với các doanh nghiệp, ngoài hiểu biết về công nghệ, cũng cần phải có kiến thức chuyên ngành về nhân văn. Điều này là cần thiết vì:
"Tạo ra những sản phẩm có tính thực tiễn cao và đưa ra giải pháp một cách hợp lý"
Điều ở trên đã được chứng minh qua Tay – một chatbot trên Twitter, được tạo ra bởi Microsoft năm 2016. Chatbot Tay đã đăng nhiều tweets có nội dung nhạy cảm và phân biệt chủng tộc, buộc Microsoft phải dừng vô thời hạn chatbot này chỉ sau một ngày ra mắt.
Lý do vì sao Chatbot Tay của Twitter lại đi chệch hướng như vậy?
Nhà huấn luyện Doug Rose kim hướng dẫn viên về khoa học dữ liệu (Data Science), đã đưa ra nhận xét:
“Tay chưa bao giờ được biết về nhân văn học. Cô ta đăng tweet tương tự như cách AI báo cáo tình trạng giao thông vậy. Không một ai giúp Tay phân biệt đúng sai. Tất cả mọi người đều chú tập trung vào việc tạo ra Tay, nhưng không phổ cập một tí gì về nhân văn cả.”
Ngoài ra, các công ty công nghệ chưa đánh giá được hai mặt vấn đề của sản phẩm của họ. Chính vì vậy, họ cần các nhà xã hội học, triết gia học và sử học để “phân tích những mặt tích cực và tiêu cực để cảnh báo khi nào AI có thể đi chệch hướng” – theo nhà sử gia Yuval Noah Harari nhận xét.
Cuốn "21 Lessons for the 21th Century" của tác giả Yuval Noah Hariki
Nhân văn giúp người tiêu dùng tránh bị AI điều khiển
Trí tuệ nhân tạo hiểu rõ bạn hơn cả chính bản thân
ào năm 2015, một nghiên cứu từ đại học Cambridge và Stanford đã cho ra kết quả khá bất ngờ: thuật toán trí tuệ nhân tạo của Facebook có thể hiểu rõ bạn hơn cả bạn. Ví dụ với 10 lượt tương tác, Facebook có thể hiểu bạn hơn cả đồng nghiệp. Nếu con số này là 70, 150 và 300 lượt “reaction” thì sẽ theo thứ tự là bạn bè, người thân trong gia đình và vợ/chồng của bạn.
Trong công việc, các thuật toán có thể đưa ra những dự đoán chính xác còn hơn người dùng tự đánh giá hay ghi chép và báo cáo lại.
Vì trí tuệ nhân tạo hiểu rõ con người còn hơn bản thân họ nên nó làm được nhiều thứ như: gợi ý những món đồ hay địa điểm ăn uống phù hợp với gu của bạn, v.v…
Trí tuệ nhân tạo là có thể “thao túng” con người nếu không có ngành nhân văn
Đã từng xảy ra một việc trước đây khi công ty Cambridge Analytica đã thu thập trái phép dữ liệu của người dùng đến từ Facebook nhằm tạo ra những “hồ sơ cá nhân” (personal profile).
Nhờ những thuật toán AI, công ty này biết được xu hướng chính trị của người dùng, sau đó đã phát tán các chiến dịch làm thao túng khuynh hướng bầu cử. Điều đó đã dẫn đến kết quả thiếu công bằng cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016.
Facebook chế tạo Robot AI để cạnh tranh với Apple và GoogleChúng ta có thể làm được gì trong tình huống này?
Khi công nghệ AI đang dần được đưa vào trong cuộc sống con người thì ngành nhân văn càng có nhiều cơ hội để thể hiện vai trò của mình. Với mục tiêu của ngành nhân văn là thấu hiểu con người, nó có thể giúp người học tích trữ được các kiến thức về tâm lý học, xã hội, lịch sử, … để biết cách quản trị bản thân được tốt hơn.
Giáo sư Harari cũng cho biết thêm: “Công nghệ không hề xấu, nếu bạn biết rõ bản thân cần gì, công nghệ sẽ giúp bạn đạt được chúng. Nhưng nếu bạn không biết bạn muốn gì, công nghệ sẽ giúp định hình mục tiêu và hướng nó theo ý muốn của bạn.”
Ông cũng đặt ra câu hỏi: "Bạn đã bao giờ để ý con người đang dùng smartphone càng lúc càng nhiều? Liệu họ đang điều khiển công nghệ, hay là bị điều khiển bởi công nghệ?”.
Lời kết
Có thể nói, mối quan hệ giữa công nghệ và ngành nhân văn là một mối quan hệ cộng sinh, bổ sung những khiếm khuyết cho nhau. Trí tuệ nhân tạo được phát triển thông qua việc học hỏi từ con người (machine learning), có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, dù có phát triển đến đâu, AI cũng chỉ là một sản phẩm do con người tạo ra và luôn luôn có khuyết điểm nhất định.
Để khắc phục điều này, các doanh nghiệp nên cân nhắc và dành riêng một vị trí phù hợp cho người học nhân văn trong công ty. Còn đối với người tiêu dùng, họ cũng cần phải học cách hiểu bản thân để sử dụng các sản phẩm của AI một cách thông minh hơn.
Viết bình luận
Bình luận