Zigbee là gì? Tại sao lại quan trọng với nhà thông minh?

Zigbee là gì? Tại sao lại quan trọng với nhà thông minh?

Việc đồng bộ hóa các thiết bị khác nhau trong căn nhà là điều không dễ dàng, đòi hỏi một “ngôn ngữ” chung để “trò chuyện”, để liên kết và thống nhất. Và đó chính là lý do công nghệ zigbee trong nhà thông minh ra đời. Vậy Zigbee là gì? Tại sao Zigbee cần thiết trong nhà thông minh? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về công nghệ này nhé!

Zigbee là gì?

Zigbee là công nghệ dùng để kết nối các thiết bị khác nhau thành một mạng lưới, từ đó người dùng có thể điều khiển mọi thiết bị chỉ bằng công nghệ này thông qua một chiếc laptop hay điện thoại thông minh.

zigbee là gì

Zigbee là gì?

Công nghệ này được xem là tiêu chuẩn khu vực mạng lưới cá nhân 802.15.4 của IEEE, đã tồn tại hơn một thập kỷ.

Zigbee có tần số ngắn, được ứng dụng trong việc truyền tín hiệu của ngôi nhà, thiết bị y tế. Sẽ không có gì bất ngờ nếu công nghệ zigbee trong nhà thông minh được ứng dụng rộng rãi đến vậy.

Cấu trúc của Zigbee

Zigbee có 3 tầng cấu trúc bao gồm: 1 tầng vật lý, 1 tầng MAC và 1 tầng cho hệ thống gồm 4 tầng nhỏ (tầng mạng, tầng hỗ trợ ứng dụng, tầng đối tượng thiết bị và đối tượng ứng dụng).

  • Tầng vật lý

Tầng này cung cấp 2 dịch vụ là dịch vụ quản lý và dịch vụ dữ liệu. Nhiệm vụ của tầng này là kích hoạt/giảm kích hoạt các bộ phận nhận sóng, phát hiện năng lượng, chọn kênh, thu/phát gói dữ liệu trong môi trường truyền.

  • Tầng MAC

Tầng này cung cấp dịch vụ dữ liệu và dịch vụ MAC.  Nhiệm vụ của tầng này là điều khiển truy cập kênh, điều khiển và giải phóng kết nối.

cấu trúc của zigbee

Zigbee có cấu trúc như thế nào?

  • Tầng mạng

Tầng mạng cung cấp cung cấp 2 dịch vụ là mạng và bảo mật. Dịch vụ bảo mật có nhiệm vụ bảo vệ tầng MAC, các thông báo tín hiệu và khung tin xác nhận. Từ đó giúp thông tin di chuyển giữa các nốt mạng được đảm bảo. Còn dịch vụ mạng sẽ thiết lập 1 mạng lưới các thành viên tham gia hoặc loại bỏ thành viên nếu được đưa vào mạng khác, gắn địa chỉ cho hệ thống mới được kết nối, đồng bộ tín hiệu giữa các thiết bị và định tuyến các gói tin truyền đi.

  • Tầng hỗ trợ ứng dụng

Đây là tầng giúp dò tìm các nốt trong vùng phủ sóng, duy trì và kết nối thông tin giữa các nốt mạng.

  • Tầng đối tượng thiết bị

Tầng đối tượng thiết bị có trách nhiệm quản lý các thiết bị, định hình tầng mạng và tầng hỗ trợ ứng dụng, cho phép thiết bị tìm kiếm, quản lý các yêu cầu và xác định trạng thái của thiết bị.

  • Tầng đối tượng ứng dụng

Đây là tầng mà bạn sẽ tiếp xúc với các thiết bị và thêm thiết bị vào mạng nếu cần.

Xem thêm: Tại sao cần có điều khiển cục bộ cho hệ thống nhà thông minh?

Cách thức hoạt động của Zigbee?

ZigBee hoạt động dựa trên thông số kỹ thuật của IEEE 802.15.4 và được sử dụng để tạo các mạng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu thấp, hiệu quả năng lượng và kết nối mạng an toàn. Công nghệ Zigbee trong nhà thông minh được hoạt động dựa trên việc dùng công nghệ Zigbee giao tiếp với nhau bằng bộ thu phát sóng vô tuyến. Con chip này hoạt động dựa vào giao thức IEEE 802.15.4 trên băng tần 2,4 GHz.

cách thức hoạt động của zigbee

Có nên ứng dụng Zigbee trong nhà thông minh?

Cụ thể, Zigbee có thể gửi và nhận dữ liệu từ các Zigbee khác. Thiết bị Zigbee cũng có thể sao chép và chuyển tiếp tin nhắn Zigbee từ thiết bị này sang thiết bị tiếp theo. Điều này có nghĩa là bạn có thể tạo kịch bản tự động hóa các thiết bị thông minh và liên kết chúng với một trung tâm điều khiển, ngay cả khi một số thiết bị này nằm ngoài phạm vi kết nối với trung tâm đó.

Công nghệ Zigbee ứng dụng trên thiết bị nào?

Hiệu được lợi ích của việc sử dụng công nghệ Zigbee trong nhà thông minh, làm sao bạn có thể bỏ qua các thiết bị có thể hỗ trợ mạng lưới này:

Amazon, SmartThings, Texas Instruments, Comcast, Honeywell, Huawei, Philips, Belkin, Ikea, Lutron, Nokia, Osram, Bosch, Indesit, Samsung, Velux, Humax, Panasonic, Miele,….

Một lưu ý nhỏ dành cho người dùng là khi bạn sử dụng công nghệ Zigbee để kết nối với các thiết bị thông minh, bạn nên chọn cùng thương hiệu để chung mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

  • Hệ thống Zigbee sử dụng Tuya

Hệ thống Zigbee sử dụng Tuya đang là một trong số những trung tâm điều khiển nhà thông minh đang được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Với các ưu điểm như là trung tâm điều khiển (đóng vai trò không thể thay thế) của các thiết bị điện tử hoạt động với giao thức Zigbee khác trong hệ sinh thái như: cảm biến cửa, công tắc, cảm biến nhiệt độ, cảm biến chuyển động,… Cài đặt nhanh chóng và dễ dàng ai cũng có thể làm được. Đây chính là dòng sản phẩm được đông đảo khách hàng quan tâm, ưa chuộng.

Ngoài ra, chúng còn tương thích với các thiết bị loa thông minh OLLI Maika cùng trợ lý ảo thuần Việt Maika đang làm mưa làm gió trên thị trường.

Xem thêm: Những ưu điểm vượt trội của loa thông minh OLLI MAIKA

  • Hệ thống Zigbee sử dụng Smartlife

Các ưu điểm nổi bật có thể kể đến của Hệ thống Zigbee sử dụng Smartlife là dễ dàng tương tác với mọi thiết bị mà không phân biệt nhà sản xuất; Sử dụng chung được 1 ứng dụng điều khiển, quản lý; Khả năng chia sẻ nhanh chóng cho nhiều người dùng trong gia đình, số lượng thiết bị không giới hạn; Dữ liệu trạng thái, cài đặt, ngữ cảnh được lưu trữ trên một đám mây (Cloud) thông minh được triển khai toàn cầu, sử dụng chủ yếu kết nối Wifi cho phép bạn điều khiển thiết bị từ xa ở bất cứ đâu có mạng Internet.

Đây cũng là hệ thống có khả năng tương thích tuyệt vời trên nhiều thiết bị - trong đó có trợ lý ảo thuần Việt Maika và loa thông minh OLLI Maika của nhà OLLI.

Tại sao Zigbee lại cần thiết với nhà thông minh?

Như đã phân tích về cấu trúc và cách thức hoạt động, có thể thấy, công nghệ zigbee trong nhà thông minh đang được sử dụng hết sức rộng rãi bởi lẽ chúng đã mang lại nhiều tiện ích hiện đại cho người dùng.

công nghệ zigbee ứng dụng trong nhà thông minh

Công nghệ zigbee ứng dụng trong nhà thông minh

Căn nhà của chúng ta có rất nhiều thiết bị khác nhau, đơn cử phải kể đến hàng trăm thiết bị điện. Chúng ta thường băn khoăn về việc quản lý và kiểm soát nó - sao cho an toàn, tiết kiệm nhất. Với khả năng kết nối rất mạnh mẽ và linh hoạt, có tính ổn định cao so với các dạng tín hiệu không dây khác, công nghệ zigbee trong nhà thông minh được xem là một thiết bị nhằm đơn giản hóa việc điều khiển các thiết bị điện trong nhà.

Ưu và nhược điểm của Zigbee

Ưu điểm:

  • Dễ dàng lắp đặt
  • Kết nối internet ở bất kỳ nơi đâu, giúp bạn dễ dàng điều khiển nhà thông minh của mình
  • Tiết kiệm năng lượng cực lớn, tạo vùng phủ sóng cực lớn, giúp các thiết bị nhà thông minh kết nối với nhau dễ dàng.
  • Sử dụng mã hóa AES-128 mang đến độ bảo mật cao
  • Zigbee có thể mở rộng tới 65.000 thiết bị trong cùng một hệ thống.

ưu và nhược điểm của zigbee

Zigbee có những ưu - nhược điểm nào?

Nhược điểm:

  • Với nhà có diện tích quá lớn, khả năng phủ sóng của Zigbee còn hạn chế
  • Sẽ dễ giảm tính hiệu nếu nhà có quá nhiều phòng và thông qua nhiều bức tường
  • Độ ổn định còn hạn chế so với các thiết bị đi dây

Kết luận

Như vậy, trên đây là “tất tần tật” những điều cần biết về ZigBee và công nghệ zigbee trong nhà thông minh. Có thể nói, đây không chỉ là công nghệ giúp người dùng đơn giản hóa việc vận hành các thiết bị điện mà còn mang lại sự hiện đại cho ngôi nhà - giải pháp thông minh cho căn nhà của bạn.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận

Boissot 15/12/2023

Alanna Claire Green, viagra pills
back to top
Mua ngay
article