Hệ thống nhà thông minh (Smarthome) gồm có những gì?
- Người viết: Tho Luong lúc
- Alls
- - 1 Bình luận
Với sự bùng nổ mạnh mẽ và ngày càng phát triển không ngừng của thời đại công nghệ 4.0 cùng với mong muốn một cuộc sống tiện nghi, thoải mái nhất thì nhà thông minh là bước tiến của xu hướng trong tương lai.
Nếu các bạn sở hữu một ngôi nhà thông minh Smarthome đồng nghĩa với việc các bạn sẽ có trọn bộ các tiện ích thông minh và hiện đại. Sự tiện nghi của nhà thông minh mà nó mang lại đó là các bạn có thể điều khiển các thiết bị thông minh thông qua smartphone hay bằng giọng nói.
Nếu các bạn vẫn còn đang băn khoăn, thắc mắc về hệ thống nhà thông minh Smarthome gồm có những gì hay những điều chưa hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn và giúp các bạn có thể dễ dàng hình dung về cuộc sống của bạn sẽ như thế nào khi sở hữu những thiết bị công nghệ có trong nhà thông minh nhé.
Nhà thông minh là gì?
Nhà thông minh (có tên tiếng Anh là Smarthome, Home Automation hoặc Intellihome) là ngôi nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển một cách tự động hoá hoặc bán tự động, nó thay thế con người trong việc thực hiện một hoặc một số thao tác điều khiển, quản lý.
Nhà thông minh là gì?
Hệ thống điện tử này có thể giao tiếp với người dùng thông qua bảng điều khiển điện tử lắp đặt trong nhà, máy tính bảng, ứng dụng trên điện thoại di động hoặc giao diện web.
Nói một cách đơn giản hơn, nhà thông minh smarthome là các thiết bị điện trong ngôi nhà được kết nối với nhau về một trung tâm để dễ dàng cho người dùng kiểm soát và điều khiển thông qua điện thoại hay máy tính ở bất cứ nơi đâu. Các hệ thống điện này có thể chạy một cách tự động theo lịch hẹn sẵn hoặc theo sự điều khiển của người sử dụng.
Nhà thông minh Smarthome có những thiết bị quan trọng gì?
Mọi thiết bị trong nhà thông minh Smarthome đều quan trọng, tùy thuộc khá nhiều vào đối tượng sử dụng cũng như các tính năng mà người dùng đang cần. Một số thiết bị công nghệ thông minh nổi bật mà nhiều người tin dùng nhất đó là: hệ thống rèm cửa, khóa cửa, camera an ninh, đèn thông minh, loa thông minh.
Xem thêm: Top 7 phần mềm điều khiển nhà thông minh tốt nhất hiện nay
Hệ thống nhà thông minh (Smarthome) gồm có những gì?
- Hệ thống chiếu sáng thông minh: điều khiển tất cả các thiết bị chiếu sáng trong nhà theo lịch trình tự động hoặc theo ngữ cảnh do người sử dụng thiết lập.
- Hệ thống an ninh – Camera quan sát: bảo vệ an toàn 24/7 cho ngôi nhà của các bạn. Hệ thống này bao gồm: hệ thống bảo vệ chống đột nhập qua cửa, chuông cửa có hình, phát hiện có di chuyển, khóa thông minh, báo gas, nhiệt độ, khói, khí độc hại, nước tràn, độ ẩm…
- Hệ thống điều khiển bằng giọng nói: các bạn có thể điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà của mình thông qua giọng nói. Ví dụ như: loa thông minh OLLI MAIKA của OLLI, Homepod của Apple, Echo Alexa của Amazon.
- Hệ thống điều khiển rèm cửa tự động: những chiếc rèm cửa trong nhà các bạn sẽ tự động Đóng/Mở theo ngữ cảnh. Ví dụ: Thức dậy rèm tự mở, đi làm rèm tự động kéo lại…
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ phòng: điều khiển các thiết bị quạt thông gió, máy lạnh, quạt, quạt hút. Trong trường hợp nhiệt độ trong phòng tăng cao thì máy điều hoà sẽ tự bật, hoặc khi khí CO2 thải ra trong phòng tăng cao thì quạt thông gió và quạt hút sẽ tự động bật.
- Hệ thống giải trí: âm thanh đa vùng, phòng xem phim. Hiểu được sở thích của người dùng và những thành viên trong gia đình để mở những bản nhạc và chương trình theo ý thích của thành viên.
- Hệ thống tưới cây tự động: cây xanh trong khu vườn của các bạn sẽ được tưới mỗi ngày một cách tự động nhờ có thiết bị smarthome này. Trong trường hợp trời mưa hoặc độ ẩm trong đất tăng cao thì hệ thống sẽ tự động ngưng tưới.
Các công nghệ nhà thông minh hiện nay
Có khá nhiều các bạn thắc mắc công nghệ nhà thông minh nào đang được sử dụng nhiều nhất? Ngày nay, công nghệ nhà thông minh có hai giao thức để kết nối. Đó là:
Nhà thông minh không dây (giao tiếp với nhau bằng sóng RF)
Hiện tại, trên thế giới đang sử dụng những giao thức nổi tiếng đó là Zwave, Zigbee hoặc Wifi.
- Ưu điểm: Lắp đặt cực dễ dàng và nhanh chóng, không cần phải thay đổi cấu trúc điện của ngôi nhà, vẫn triển khai được nhà thông minh.
- Hạn chế: Khoảng cách kết nối bị ảnh hưởng bởi sóng truyền, thi thoảng vẫn bị chập chờn do nhiễu sóng.
Nhà thông minh đi dây (nối Bus)
Chuẩn sử dụng nổi tiếng đó là KNX được phát minh tại Châu Âu.
- Ưu điểm: Hệ thống được kết nối chắc chắn, đảm bảo an toàn, có tính ổn định cao.
- Hạn chế: Phải thi công thiết kế lại toàn bộ hệ thống điện trong nhà, đi kèm với đó là chi phí rất đắt đỏ.
Xem thêm: Tìm hiểu về tính năng điều khiển nhà thông minh của loa OLLI MAIKA
Những điều cần lưu ý khi có định lắp nhà thông minh
1. Nguồn gốc xuất xứ
Điều trước tiên các bạn nên quan tâm đó là nguồn gốc của các sản phẩm nhà thông minh. Hiện nay, trên thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng, các dòng sản phẩm công nghệ thông minh đã quá đỗi quen thuộc đối với mọi người. Chính vì vậy người tiêu dùng có rất đa dạng sự lựa chọn để sở hữu các thiết bị điện tử thông minh, phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Tuy nhiên, mẫu mã càng đa dạng thì người tiêu dùng sẽ khó có được sự lựa chọn đúng đắn về chất lượng lẫn nguồn gốc. Điều này dẫn đến việc trải nghiệm của người dùng sẽ không được hoàn hảo, cách tiếp cận công nghệ của họ cũng kém phần hiệu quả.
2. Tính an toàn của sản phẩm
Một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi sử dụng các thiết bị điện tử trong gia đình là tính an toàn của sản phẩm, đặc biệt là những gia đình có trẻ em và người cao tuổi. Chính vì lý do này, các bạn cần đánh giá sản phẩm thật kỹ, yêu cầu nhà sản xuất minh bạch về những thông được gán trên bao bì sản phẩm.
Thêm vào đó, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin như là chất liệu, hình dáng, thiết kế hay những chứng nhận về độ an toàn của sản phẩm để lựa chọn thật chính xác.
3. Cách sử dụng và đường truyền của thiết bị khi sử dụng
Ưu điểm và tiện ích nổi bật của nhà thông minh có thể được nhắc đến nhiều nhất đó là cho phép người dùng điều khiển thiết bị từ xa bằng giọng nói hay bằng thiết bị di động.
Thế nhưng, mỗi thương hiệu lại chọn cho mình hệ thống thiết bị công nghệ một giao thức riêng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau, ví dụ như sử dụng sóng Zwave, Zigbee, Bluetooth, Wifi…
Để đảm bảo việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại có thể điều khiển thiết bị nhưng không bị mất kết nối, hãy đảm bảo điện thoại có kết nối internet và máy chủ của thiết bị đó luôn hoạt động ổn định và phản hồi nhanh.
Những điều cần lưu ý khi lắp đặt các thiết bị nhà thông minh
4. Xác định rõ nhu cầu của bạn
Như các bạn đã thấy ở trên, một hệ thống nhà thông minh có rất nhiều hạng mục, vì vậy chúng ta cần xác định rõ nhu cầu của mình ở hạng mục nào và không muốn ở hạng mục nào. Điều này sẽ tránh lãng phí tài chính, thời gian của các bạn và còn dễ dàng cho đơn vị thiết kế.
5. Sử dụng công nghệ nhà thông minh nào là phù hợp
Nếu các bạn có nhiều kinh phí và ngôi nhà của các bạn đang trong giai đoạn thiết kế, thì giải pháp nhà thông minh đi dây là cực kỳ thích hợp. Nhưng nếu ngôi nhà của các bạn không quá rộng và các bạn muốn thiết kế nhà thông minh ít tốn chi phí và nhanh chóng thì giải pháp nhà thông minh không dây là sự lựa chọn cho các bạn.
Bước này giúp các bạn tính toán được chi phí bỏ ra cần thiết để đầu tư một ngôi nhà thông minh cho mình, vì chi phí chênh lệch giữa giải pháp có dây và không dây là cực kỳ lớn.
6. Hãng sản xuất và công nghệ
Ngôi nhà thông minh đang là xu hướng phát triển cực kỳ tiềm năng hiện nay, vì vậy các hãng tham gia vào thị trường cũng khá nhiều và cạnh tranh. Chính vì như vậy, các bạn cần phải xem xét kỹ các thương hiệu của nhà thông minh, đánh giá thương hiệu đó có nổi tiếng không, ưu điểm về công nghệ của thương hiệu là gì, có đang được nhiều người tin dùng hay không…
Xem thêm: Đánh giá loa thông minh OLLI MAIKA
7. Chọn đơn vị thiết kế và thi công
Cũng giống như việc xem xét các thương hiệu nhà thông minh vậy, việc chọn lựa 1 đơn vị thi công cũng không kém phần quan trọng, cần phải đảm bảo các tiêu chí như: đơn vị thi công có thâm niên trong ngành không, tuổi đời của công ty là bao lâu, có đưa ra được các dự án đã từng làm trước đây hay không… Quan trọng hơn hết, khi phát sinh sự cố phát sinh, tốc độ hỗ trợ là điều rất cần thiết.
8. Có thể mở rộng khi cần
Theo thời gian, nhu cầu sử dụng của chúng ta sẽ thay đổi, nhiều khi chúng ta sẽ muốn mở rộng thêm cho các ứng dụng và khu vực khác trong ngôi nhà. Vì vậy, hệ thống nhà thông minh cần phải mở rộng nhanh mà không cần phải quy hoạch lại, điều này khá quan trọng vì nó sẽ giúp cho các bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí nếu các bạn muốn mở rộng thêm trong tương lai.
Mình đã có một bài viết giới thiệu về các sản phẩm nhà thông minh tốt và hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay. Nếu muốn tìm hiểu thêm, các bạn có thể xem qua.
Kết luận
Vừa rồi là những thiết bị nhà thông minh cũng như hệ thống nhà thông minh gồm có những gì và những lưu ý khi lắp đặt chúng, hy vọng qua bài viết này, OLLI đã giúp các bạn có thể hiểu được nhà thông minh Smarthome có thể giúp ích gì cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này nhé!
Viết bình luận
Bình luận
insolve 20/12/2023